Mình thích cái cách mà True Grit mở đầu. Trong đêm đông, tuyết bay lất phất, mái hiên nhà ánh vàng lên cái cảm giác ấm cúng làm mình liên tưởng đến một đêm Noel. Nhưng lời thoại và hình ảnh con người lại là của một vụ án mạng.
Film được thực hiện bởi anh em nhà Coen, những người đã tạo ra bộ film nghẹt thở No Country for Old men, Oscar 2008. Film này cũng được đề cử đến 10 giải tại Oscar năm 2010, nhưng không giành giải nào. Làm lại từ film năm 1969 (http://www.imdb.com/title/tt0065126/)
Nếu như để nói về nội dung và tại sao nó lại được đánh giá cao, có lẽ mình không cần phải nói thêm, chỉ cần lên google search là sẽ ra cả đống bài viết về nó - http://vnexpress.net/gl/van-hoa/san-khau-dien-anh/2011/02/true-grit-su-tro-lai-cua-phim-mien-tay/
Mình chỉ muốn nói về những một vài cảnh, khoảnh khắc và nhân vật trong bộ film.
Mattie Ross xuất hiện lúc ban đầu như chính cái tính cách của cô, kiên định, mạnh mẽ, nhưng càng xem, tôi lại càng thấy ở cô những điều khác, như chính cái cảnh quay lúc cô chia tay anh chàng lính kỵ binh LaBeouf - Matt Damon - anh chàng này đã phải thốt lên: "Tôi đã đánh giá sai cô!". Anh chàng đã đánh giá sai cô bé, cũng y như tôi đã đánh giá sai cô, nhưng theo hướng ngược lại. Anh ta đánh giá cô bé là một đứa con gái 14 tuổi như bao đứa con gái khác, chỉ biết chơi búp bê và ở nhà, rồi chính anh ta phải thừa nhận rằng anh ta sai, tôi thì ngược lại, tôi thấy ngay lúc đầu là một cô bé sắt đá, đôi khi cứng nhắc, nhưng đến khoảnh khắc cô bé xin LaBeouf ở lại, chỉ một chữ Please! thôi cũng đủ để mình cảm giác như Yêu cô bé.
Marshall Rooster Cogburn hiện lên từ đầu film như một thằng cha nghiện rượu, gàn dở và xấu tính. Nhưng suốt quãng đường đi chung với cô bé, mình không hề nghĩ rằng một thằng cha như thế lại có thể tâm sự về mấy bà vợ của mình với một cô bé 14 tuổi. Và cái cảnh cuối film, cô bé bị rắn cắn, ông ta đưa cô bé đến nơi có người giúp, cưỡi con ngựa đến lúc nó kiệt sức, ngã gục xuống đất rồi, ông ta giết con ngưạ và bế xốc cô bé chạy đi trong đêm. Có lẽ cảnh này là cái cảnh đắt giá nhất trong film.
No comments:
Post a Comment